Các an toàn cơ bản trong việc tự sửa chữa ô tô

Nếu bạn là một người đam mê công nghệ, yêu thích kỹ thuật ô tô và thích tự mình làm mọi thứ thì bạn không nên bỏ qua những mẹo an toàn cơ bản này. Tự sửa chữa ô tô là công việc có thể giúp bạn thỏa mãn đam mê và cũng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền nhưng nó cũng rất nguy hiểm.

1. Điều đầu tiên:

Đừng cố gắng sửa chữa những thứ vượt quá khả năng của bạn. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn khi sửa chữa thì bạn nên đưa xe đến garage vì nhiều hệ thống trên xe ngày nay rất phức tạp. Việc sửa chữa thường đòi hỏi nhiều kỹ năng và chuyên môn, chưa kể đến các dụng cụ và thiết bị đặc biệt. Một sai lầm đơn giản có thể làm hỏng các linh kiện điện tử đắt tiền.

2. Chú ý đến sức khỏe của mình:

 Không cố gắng sửa chữa một thứ mà sức khỏe của bạn không thể đáp ứng, ví dụ như thay lốp xe, làm việc dưới gầm xe hoặc làm việc ở một vị trí khó vươn tới. Trong các tình huống này, bạn hãy tìm tới một kỹ thuật viên, người đã được đào tạo chuyên sâu để giúp sữa chữa.

– Phải tập trung và không cố gắng thực hiện bất kỳ công việc bảo trì hoặc sửa chữa nào trên xe nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, say xỉn. Khi kiệt sức, ốm đau hay say xỉn sẽ ảnh hưởng đến phán đoán và nhận thức của bạn, làm tăng khả năng bị thương tích hoặc sai sót.

3. Các lưu ý khi sửa chữa xe hơi:

Không hút thuốc:

Khi sửa chữa hay thay thế bất kỳ thành phần nào liên quan đến hệ thống nhiên liệu như: bộ lọc nhiên liệu, bộ chế hòa khí, kim phun nhiên liệu, bơm nhiên liệu, thùng nhiên liệu hoặc đường nhiên liệu.

cháy.jpg

Hãy chú ý không được hút thuốc vì đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn.

Chuẩn bị bình cứu hỏa:

Xung quanh khu vực làm việc của bạn phải có ít nhất một bình cứu hỏa và nó phải luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.

ch.jpg

Lưu ý khi sạc ắc quy:

Không hút thuốc hay tạo ra các tia lửa điện xung quanh khu vực sạc. Bởi vì khi nạp ắc quy (đặc biệt là nạp với một dòng điện lớn) thì ắc quy sẽ sinh ra hai loại khí dễ cháy nổ là Hydro và Oxy.

Nếu bạn muốn nạp ắc quy bằng cách câu từ xe khác thì hãy nhớ nối cáp âm từ ắc quy mồi với thân động cơ hoặc phần khung của xe có ắc quy hết điện. Điều này nhằm hạn chế tạo ra tia lửa điện gần ắc quy sau khi nạp xong.

ắc quy.jpg

Không làm việc dưới một chiếc xe khi nó chưa được kê lên an toàn:

tl.jpg

Khi thực hiện sửa chữa các hệ thống điện:

Chú ý: Luôn tháo một cọc bình (chủ yếu là cọc âm) hoặc rút cầu chì của hệ thống đó ra khỏi hộp cầu chì.

Tùy theo hãng xe mà cầu chì có ký hiệu cũng như vị trí đặt khác nhau. Điều này sẽ ngăn ngừa hư hỏng, ảnh hưởng đến các mạch điện trong hệ thống.

điện.jpg

Túi khí:

Trên xe thường trang bị túi khí, nên bạn hãy chú ý khi làm việc bên dưới trụ lái hoặc dưới bảng taplô và luôn tháo các cọc bình. Sau đó đợi ít nhất 15 phút trước khi tiến hành thực hiện vì trong quá trình sửa chữa, bạn có thể vô tình kích hoạt túi khí và gây thương tích cho chính bạn. Thông thường hệ thống dây điện của túi khí được mã hoá bằng màu xanh.

túi khí.jpg

Các cụm dây điện và jack nối trên xe:

Không bao giờ tách và rút các jack cắm điện ra khi động cơ đang chạy hoặc chìa khoá đang ở vị trí “ON”. Bởi vì, việc này sẽ tạo ra điện áp tăng đột ngột có thể làm hỏng linh kiện điện tử nhạy cảm và đắt tiền trong hệ thống.

xđ.jpg

Dây đai:

Không ăn mặc quá diêm luộm thuộm, không đeo trang sức khi đang làm việc. Kiểm tra các chi tiết chuyển động như dây đai, pu ly, quạt… trên động cơ khi nó đang hoạt động.

Hãy chú ý các hư hỏng như nứt, mòn hay gãy vỡ trên các chi tiết đó.

bánh răng.jpg

Cẩn thận với những chi tiết nóng:

Nếu động cơ đang chạy hay đã chạy được khoảng nửa giờ thì động cơ, bộ tản nhiệt, nước làm mát, cổ góp xả, bộ xúc tác, và ống pô sẽ rất nóng. Do đó cần chú ý.

 Khi tháo nắp bộ tản nhiệt:

Không bao giờ được mở nắp bộ tản nhiệt khi động cơ đang còn nóng.

Hãy luôn để động cơ nguội ít nhất một giờ trước khi mở nắp. Sau đó, đặt một miếng giẻ lên trên cái nắp rồi vặn ra từ từ, đến khi áp suất dư và hơi nước thoát ra thì dừng lại. Chờ cho áp suất trong bộ tản nhiệt giảm đáng kể rồi tháo cái nắp ra khỏi bộ tản nhiệt.

Còn rất nhiều điểm khác cần chú ý, hãy luôn tập trung khi làm việc đồng thời nên làm việc dưới gầm xe thì bạn nên nói với những người xung quanh để đảm bảo không ai lại gần.

Theo: Oto-hui