Giải thích bố trí phanh đĩa được lắp ở cầu trước còn tang trống ở cầu sau

Tại sao thường bố trí phanh đĩa được lắp ở cầu trước còn tang trống ở cầu sau? Đây là câu hỏi không mới nhưng nhiều người lại rất khó khăn trong việc đưa ra lời giải thích cho phương án bố trí này. Hãy cùng OTO-HUI khám phá nó nhé!
Giải-thích-bố-trí-phanh-đĩa-được-lắp-ở-cầu-trước-còn-tang-trống-ở-cầu-sau.png
1. Đầu tiên các kỹ sư ô tô sẽ xem xét đến ưu điểm và nhược điểm của 2 kiểu phanh này:
  Phanh đĩa Phanh tang trống
Ưu điểm – Tính ổn định khi phanh cao hơn so với phanh tang trống.

– Thiết kế tản nhiệt tốt hơn, giúp duy trì hiệu quả phanh sau thời gian dài.

– Thiết kế giúp tạo thuận lợi cho khâu chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa hệ thống khi nhìn từ bên ngoài

– Trọng lượng nhỏ hơn phanh tang trống.

– Kết cấu má phanh phẳng, diện tích tiếp xúc nhỏ nên mòn đều hơn.

Chi phí lắp đặt, sửa chữa thấp hơn so với phanh đĩa.

– Kết cấu đơn giản, toàn bộ thành phần được tích hợp bên trong tang trống.

– Thiết kế bao kín nên phù hợp nhiều điều kiện đường xá bẩn

– Có khả năng cường hoá (phù hợp với ô tô tải có khối lượng lớn).

Nhược điểm Chi phí lắp đặt cũng như thay thế và sửa chữa cao hơn so với phanh tang trống. 

– Thiết kế hở nên các bề mặt ma sát dễ bị hỏng do bám bụi, cát,… khi vận hành.

– Má nhỏ hơn những để momen phanh ngang bằng với tang trống thì đòi hỏi vật liệu tốt.

– Không có khả năng cường hoá (phù hợp với ô tô con).

– Thiết kế bao kín nên làm mát kém hơn, sử dụng trong thời gian dài gây giảm khả năng phanh do sự giãn nở nhiệt của các thành phần trong cơ cấu phanh

– Kết cấu má phanh cong nên mòn không đều

– Trọng lượng lớn hơn so với phanh đĩa.

 

  • Định nghĩa “ổn định”: Tính ổn định được hiểu là momen phanh ít bị thay đổi khi nhiệt độ tăng.
  • Cường hóa là gì?: Cùng một lực tác dụng đến cơ cấu phanh thì cơ cấu tự cường hóa sẽ cho momen phanh lớn hơn các loại cơ cấu khác.
 

2. Khi phanh xe thì sẽ khiến cho trọng lượng của xe dồn về phía trước (nhất là khi phanh gấp) nên trên thực tế có thể lên tới khoảng 70% lực phanh được thực hiện ở phanh phía trước (điều này được giải thích liên quan đến lực phanh bị giới hạn bởi lực bám), mà hiệu quả phanh đĩa lớn hơn phanh tang trống nên phanh đĩa sẽ được lắp ở phía trước.

3. Phanh tang trống thường xảy ra hiện tượng bó phanh nên nếu lắp ở phía trước (bánh lái) thì sẽ hết sức nguy hiểm.

4. Vấn đề bố trí phanh tay:

Nhiều ý kiến sẽ cho rằng nếu như vậy tại sao không lắp cả 4 phanh đĩa thì sẽ hiệu quả hơn. Nhưng trên xe phải tích hợp cả phanh tay (phanh đỗ) mà phanh tang trống dễ thiết kế và chi phí thấp hơn để lắp tích hợp với phanh tay. Vì vậy việc lắp hai phanh đĩa phía trước và hai phanh tang trống phía sau sẽ vừa đảm bảo được phanh xe vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí của nhà sản xuất.

Tóm lại, trên cơ sở chi phí giá thành xe thấp và một kết cấu phù hợp cho tháo lắp sửa chữa mà vẫn đảm bảo an toàn thì bố trí phanh đĩa được lắp ở cầu trước còn tang trống ở cầu sau là phù hợp nhất.