Những điều ít ai biết về động cơ ô tô

Khi nhắc đến một động cơ ô tô, chúng ta thường nói về dung tích, loại nhiên liệu được sử dụng, công nghệ trang bị trên động cơ như Turbocharged, Supercharged,… Tuy nhiên, liệu động cơ chỉ có vậy? Còn có nhiều khía cạnh thú vị khác mà bạn sẽ thấy bất ngờ về động cơ.
sieu-xe-lamborghini-sian-su-dung-dong-co-hybrid-9.jpg
 
Tuổi thọ động cơ ô tô

Bất cứ loại máy móc nào cũng có tuổi thọ và động cơ cũng không phải là 1 ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều người thường quên điều này khi nhắc đến động cơ vì nhà sản xuất thường không hay nhắc đến nó. Các công ty muốn bạn nghĩ rằng động cơ của họ sản xuất sẽ sử dụng được mãi mãi. Tuổi thọ của động cơ thường rơi vào khoảng 7, 8 năm và với sự phát triển của công nghệ, con số đó có thể lên đến hơn 10 năm mà không gặp bất kỳ hư hỏng nghiêm trọng nào khi được bảo dưỡng tốt.

Động cơ càng nhỏ thì sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn?

Chúng ta thường nghĩ rằng động cơ càng nhỏ thì sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Điều này không phải lúc nào cũng đúng vì với sự phát triển của khoa học và công nghệ, có những động cơ cỡ lớn sản sinh công suất cao vẫn tiết kiệm nhiên liệu.

Với mùa đông, cần phải làm nóng động cơ trước khi khởi động xe?

Điều này chỉ còn đúng với thế hệ động cơ cũ. Những động cơ hiện đại ngày nay được thiết kế để khởi động ngay lập tức mà bạn không cần đợi. Vì chúng có công nghệ giúp hỗ trợ khởi động ở nhiệt thấp. Đơn cử dễ thấy nhất là động cơ Diesel trang bị bugi sấy.

Con số 14:1

Đây là tỷ số nén thấp nhất của động cơ Diesel và cũng là tỷ số nén cao nhất mà động cơ xăng có thể đạt được ở thời điểm hiện tại.

Động cơ điện ra đời trước động cơ xăng và đông cơ diesel

Bạn có biết rằng động cơ điện xuất hiện trên ô tô trước có động cơ đốt trong không? Vâng chính xác là vậy. Năm 1832-1839 nhà phát minh người Scotland Robert Anderson đã phát minh ra cỗ xe điện thô đầu tiên được cung cấp bởi các tế bào sơ cấp không thể sạc lại. Mãi đến năm 1870 – Julius Hock, ở Vienna, mới chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng. Động cơ Diesel do một kỹ sư người Đức, ông Rudolf Diesel, phát minh ra vào năm 1892. Chu trình làm việc của động cơ cũng được gọi là chu trình Diesel.

Động cơ ô tô quả thật rất phức tạp phải không nào? Tuy nhiên, càng tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ càng thấy nhiều điều thú vị hơn nữa. Và với sự phát triển không ngừng để cạnh tranh với động cơ điện, chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều điều khiến bạn phải bất ngờ.

Theo oto-hui.com