Thời giãn cách, có nên tháo bình ắc quy ô tô để tránh hết bình hay không?

Do Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, luôn xảy ra tình trạng nắng nóng kéo dài, khác với khí lạnh như nước ngoài nên việc xe hơi nằm yên dưới 3 tháng có thể không khởi động được. Vậy để tránh tình trạng trên, có nên tháo bình ắc quy ô tô hay không?

Thời điểm này, khi TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh khác đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, nhiều người buộc phải làm việc online tại nhà. Do đó, chiếc xe cũng chỉ nằm im một chỗ, ít khi được lăn bánh. Nhiều chủ xe lo sợ rằng sau thời gian này chiếc xe sẽ khó khởi động lại.

c23.83.jpg

 

Anh Chu Quang Vinh (ngụ quận 3, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi đang sử dụng một chiếc Hyundai Kona, từ khi mua xe tôi chưa phải sửa chữa một bộ phận nào, cũng chưa từng thay ắc quy lần nào, nhưng nhiều người khuyên rằng trong thời gian này nên tháo ắc quy ra để bảo quản”.

Hiện nay một số trang mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bảo dưỡng ô tô mùa dịch, một số người chia sẻ rằng nên tháo cọc âm (-) của ắc-quy ra để tránh việc xe bị thất thoát điện. Khi nào cần đi liên tục thì lại bắt cọc ắc quy này vào hay thậm chí thao nguyên bộ ắc quy ra khỏi xe.  

c23.84.jpg

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng phân tích, xe nằm một chỗ dưới 3 tháng không cần thiết phải nổ máy, vì ở Việt Nam là nhiệt độ nóng, khí lạnh như nước ngoài thì khác.  

Khí nóng, nhiệt độ 30 độ thì không sao, xe nằm yên một chỗ tầm 4-5 tháng thì mới cần khởi động, còn dưới 3 tháng thì không cần thiết”- ông Đồng cho hay. 

Chuyên gia cũng cho biết thêm, nếu mua xe gặp phải ắc quy kém chất lượng mới dễ hết điện, chứ ắc quy tốt thì không cần thiết, một chiếc ắc quy vậy có thể để khoảng ở nhiệt độ âm thì 2 tháng hết bình, nhiệt độ nóng để đến 4-5 tháng. 

Không cần tháo ắc quy, mà tháo chấu đỏ, khi đó ắc quy sẽ đỡ tốn điện hơn, vì để nguồn điện thì nó vẫn “nuôi” một số bộ phận như đồng hồ. Tuy nhiên, sau khi khởi động lại thì chủ xe cần chỉnh đồng hồ lại”- ông Đồng nói. 

Theo: Oto - Hui