Vì sao các đại lý ôtô thoải mái bán 'bia kèm lạc'?

Vì sao các đại lý ôtô thoải mái bán 'bia kèm lạc'?

Sau khi đọc bài, bán kia kèm lạc ngày càng phổ biến ở Việt Nam, tôi có vài vấn đề chưa hiểu rõ.

Đầu tiên việc "bia kèm lạc" với tôi không phải vấn đề gì quá xa lạ với thị trường xe Việt Nam. Đây thể hiện rõ vấn đề giữa cung và cầu, khi cầu tăng nhưng cung giảm thì giá bị đẩy lên và ngược lại. Thị trường cũng chứng kiến nhiều trường hợp cùng là một mẫu xe, nhưng có thời điểm thì giảm cả trăm triệu nhưng có lúc kênh hay kèm "lạc" cũng cả trăm triệu.

Bức tranh về "bia kèm lạc" trong tổng thể các giao dịch kinh tế không chỉ nằm ở việc mua bán xe, mà còn nằm ở nhiều ngành nghề khác, điển hình nhất là "bất động sản". Tuy nhiên, bức tranh về thị trường xe có những điểm mà đến giờ tôi vẫn chưa thể hiểu, và tôi nghĩ các hãng xe cũng cần có động thái để minh bạch hơn thị trường.

Thứ nhất, nếu xe "cháy hàng", cầu vượt cung, các đại lý có thể yêu cầu khách hàng mua thêm phụ kiện nhưng nên cần có một khung hoặc cơ chế cụ thể, số tiền bỏ ra phải tương xứng phụ kiện đi kèm.

Không thể có chuyện mua những phụ kiện đắt vô lý. Nói cách hãng các hãng có nên minh bạch hóa chuyện "bia kèm lạc" hay không, hay chí ít là đánh số hợp đồng, chuyên nghiệp hóa việc đặt xe để khách hàng biết xe nào được giao, số bao nhiêu.

Giả sử người số tự thứ 1.200 có thể liên hệ với người số thứ tự 300 để mua lại cọc để có thể đặt xe đó khi đã giao đến số 299.

Thứ hai, minh bạch thông tin về đơn hàng. Ở Việt Nam tôi thấy khách hàng mua xe như lạc vào mê cung, khi mọi thông tin đều khá một chiều.

Ví dụ: xe giao ngay, tôi có đặt một mẫu xe trong hai tháng, rồi nhận được thông tin trả cọc với lý do không có xe. Sẽ không có gì đáng nói, khi bạn tôi cũng liên hệ đại lý đó rồi được gợi ý trả thêm 100 triệu tiền chênh, hai ngày sau nhận chiếc xe đúng màu và phiên bản tôi đặt. Vậy thì xe đó ở đâu ra, có phải chính là xe mà tôi đặt nhưng bị yêu cầu trả lại cọc với lý không có xe.

Thứ ba, nên có động thái cứng rắn, chuyên nghiệp hơn trong công tác bán hàng.

Các hãng cũng nên làm rõ vấn đề trong việc đào tạo nhân viên đại lý, đặc biệt đội ngũ tư vấn bán hàng, khi khách hàng như những con gà chỉ chờ bị lên thớt. Nhân viên kinh doanh đưa khách vào ma trận mua bán khi phải qua đến 3-4 cầu, cũng không thể truy xuất ai là người đứng sau. Nhiều trường hợp dù biết rõ sale đứng ra để lừa khách, hoặc với xe "hot", từ giám đốc tới nhân viên ôm hết xe mà hãng không có động thái gì để can thiệp, xác minh tính thật giá của hợp đồng.

Thậm chí một số đại lý móc nối luôn với salon tư nhân đẩy xe ra ngoài ăn chênh lệch.

Việc kênh giá hay "bia kèm lạc", đôi khi không nằm ở phía đại lý khi khách hàng chủ động việc trả thêm tiền để có cái sướng trước người khác. Ở chiều khác, nhiều khách dù đã chủ động đặt trước nhưng vẫn chịu sự ấm ức của những người đến sau nhưng chi mạnh tay hơn.

Tuy nhiên, đại lý cũng có cái khó, khi nhiều đại lý cho rằng, khi hãng phân xe cũng đã ép chỉ tiêu bảo hiểm, phụ kiện kèm theo. Rồi bắt bán xe kẹp, ví dụ 10 xe thì có 6 xe dễ bán, 4 xe khó bán. Như vậy, đại lý buộc phải bán kênh xe "hot" để bù lại chi phí cho xe khó bán.

Và cuối cùng, người mua cũng cần tỉnh táo, và bắt tay nhau cùng bình ổn thị trường.

Độc giả Minh Long