Vì sao trên lốp ô tô, xe máy lại có rãnh và gai?

Không ít người nhầm tưởng rằng những rãnh (hoa lốp) và gai thiết kế trên lốp xe ô tô chỉ có tác dụng trang trí. Trên thực tế thì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chuyển động, sự an toàn của xe và người lái.

vi-sao-lop-xe-o-to-co-ranh-va-gai-dspl.jpg

Trên mọi loại lốp xe ô tô hay xe máy đều có rãnh và gai. Ảnh minh họa

Hoa lốp được cấu tạo bởi các rãnh nhiều hình dạng với độ nông sâu khác nhau. Từ đó, những rãnh trên lốp ô tô đảm bảo sự tiếp xúc của lốp với mặt đường luôn ổn định, rãnh càng sâu (số lượng hoa lốp nhiều) thì độ bám đường càng tốt.

Rãnh ô tô cũng có nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên, có thể gói gọn trong một số kiểu như dạng xương sườn (Rib shape), hình giun (Lug shape), dạng khối (Block shape), dạng bất đối xứng (Asymmetric), dạng hình giun và xương sườn (Rib-Lug shape)…

Nhiều người vẫn thường cho rằng những gai hay rãnh trên lốp xe ô tô, xe máy chỉ có tác dụng trang trí, nhưng thực tế, chúng có công dụng ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển của xe.

Cụ thể, khi xe vận hành nhờ có lực ma sát mà chuyển động quay từ bánh xe đã tác dụng lực lên mặt đường giúp giữ cho xe thẳng tiến về phía trước. Các vỏ lốp xe cao su cần có rãnh và gai để tăng độ bám dính lên bề mặt di chuyển, tạo ra ma sát vừa đủ để các bánh xe có thể chuyển động liên tục, thay vì chỉ quay tròn và trượt theo quán tính.

Do vậy, nếu lốp xe không có rãnh và gai thì sẽ không tạo ra đủ lực ma sát trên bánh xe giúp xe tiến về phía trước. Nếu hiện tượng này xuất hiện thường sẽ khiến cho khả năng thăng bằng của xe bị mất và xe bị ngã là điều đương nhiên.

Thông thường, cấu tạo của các rãnh bánh xe thường được khoét theo chiều dọc khá sâu, đảm bảo cho bánh xe bám chặt mặt đường và không xảy ra trượt ngang.

Tuy nhiên, trải qua thời gian sử dụng lâu dài thì các rãnh và gai trên vỏ xe sẽ bị hao mòn, mất dần đi độ bám đường hoặc rãnh không đủ sâu nữa thì cần phải thay vỏ xe mới.

Bên cạnh đó, rãnh xe cũng có ảnh hưởng đến việc phanh xe có sớm mòn hay không, vì khi các rãnh ngang dọc còn đủ sâu và độ bám còn tốt thì người lái sẽ dễ dàng điều khiển, cũng như làm chủ tốc độ tốt hơn.

Từ đó, số lần hãm phanh giảm đi và bộ phận phanh không phải làm việc nhiều, giúp giảm thiểu thời gian hao mòn.

Theo Thanh Thư (T/h) Nguoiduatin